- Nam cảnh sát Mỹ gây sốt khi chụp ảnh với bé trai gốc Việt
Liệu ông Donald Trump có thể lên làm tổng thống Mỹ hay không đến giờ vẫn là câu hỏi còn bỏ ngỏ bởi cuộc chạy đua vào Nhà Trắng mới chỉ bắt đầu. Và cơ hội để "tỷ phú bạo miệng" trở thành tổng tư lệnh của nước Mỹ vẫn rộng mở. Vậy mọi chuyện sẽ ra sao nếu Donald Trump ngồi vào chiếc ghế quyền lực nhất thế giới này?
Trump là một doanh nhân thành công, một tỷ phú thành đạt nhờ phát triển bất động sản, một ngôi sao truyền hình thực tế và một tác giả của nhiều đầu sách bán chạy. Nhưng ông chưa bao giờ giữ một chức vụ nào trong chính quyền và không tỏ ra quá quan tâm đến chính sách đối ngoại, theo CNN.
"Tôi không cho rằng ông ấy có chiều sâu kiến thức về những vấn đề của quốc gia", Christopher Hill, cựu quan chức ngoại giao Mỹ, nhận xét. Trump "là một người rất bản năng và không hề dè dặt khi thể hiện những bản năng ấy".
Dù vậy, ông có lượng lớn người ủng hộ. Trump hôm 1/3 giành chiến thắng tại 6 cuộc bỏ phiếu sơ bộ và họp kín của đảng Cộng hòa tổ chức tại các bang Arkansas, Texas, Georgia, Virginia, Alabama, Tennessee, Massachusetts.
Giới quan sát nhận định ông Trump đa phần nhận được sự ủng hộ từ những người da trắng ôm mối giận dữ với vị tổng thống da màu đầu tiên của nước Mỹ. Họ lo sợ rằng mình sẽ phải nhường chỗ cho cộng đồng người thiểu số và di cư, đồng thời luyến tiếc về quá khứ vàng son của nước Mỹ.
Những người ủng hộ Donald Trump xuất thân từ đủ mọi tầng lớp, lứa tuổi, nghề nghiệp. Một cử tri nói rằng "thái độ của Trump cho thấy ông ấy dường như chẳng e ngại bất cứ điều gì".
Trump thề sẽ đấu tranh cho sức mạnh kinh tế và quyền lực quân sự của quốc gia "để khiến nước Mỹ tốt đẹp trở lại".
Mục tiêu của Trump rất rõ ràng. Ông muốn giành lấy sự chú ý từ những cử tri đang cảm thấy thất vọng và lo lắng về vị thế của Mỹ trên trường quốc tế bằng các tuyên ngôn gây sốc. Dù vậy, những việc Trump có thể làm có vẻ không được chắc chắn như những gì ông nói.
Dựng tường ngăn cách Mexico
Trọng tâm trong chiến dịch tranh cử của Trump là kế hoạch dựng một bức tường chắn dài ở biên giới Mỹ - Mexico nhằm ngăn chặn tình trạng nhập cư bất hợp pháp, tội phạm và nạn buôn bán ma túy. Trump khăng khăng cho rằng Mexico phải chịu mọi phí tổn. Song phát ngôn viên tổng thống Mexico tuyên bố không bao giờ có chuyện đó.
Dù nguồn kinh phí đến từ đâu đi chăng nữa thì kế hoạch trị giá hàng tỷ USD này cuối cùng cũng phải được Quốc hội Mỹ thông qua. Các nhà lập pháp ở Washington hiện không mấy mặn mà với đề xuất trên.
Nga - Mỹ xích lại gần nhau
Trump là người duy nhất trong các ứng viên chạy đua vào Nhà Trắng nói sẽ hoan nghênh việc Nga hỗ trợ quân sự Syria.
Tỷ phú từng nhiều lần lên tiếng ca ngợi Tổng thống Nga Vladimir Putin. Hồi cuối năm ngoái, Trump còn nhận xét "Tổng thống Putin là nhà lãnh đạo mạnh mẽ, đầy uy quyền. Ông ấy đại diện cho nước Nga và đã đem lại vinh quang cho đất nước mình".
Thái độ cũng như hành động của Trump cho thấy ông đang dành một tình cảm đặc biệt cho nước Nga. Vậy nên, nhiều chuyên gia nhận định nếu Trump thực sự lên làm tổng thống Mỹ, viễn cảnh Moscow và Washington xích lại gần nhau sẽ không phải là điều quá xa vời.
Mạnh tay với khủng bố
Trump từng thề sẽ "ném bom không ngừng nghỉ" để đánh bật Nhà nước Hồi giáo (IS) khỏi Iraq. Nhưng tại Syria, Trump lại nói sẽ nhường việc chống IS cho chính quyền Damascus.
Dưới sự lãnh đạo của Trump, Mỹ sẽ từ chối tiếp nhận người di cư từ Syria. Thay vào đó, ông đề xuất thiết lập một vùng an toàn bên trong Syria. Mỹ hỗ trợ nguồn tiền nhưng các quốc gia khác phải tham gia vào công cuộc xây dựng và bảo vệ nó.
Trump đồng thời tuyên bố sẽ áp dụng trở lại biện pháp thẩm vấn dùng hình thức tra tấn "trấn nước" vốn bị thế giới lên án mạnh mẽ. Ông không quên thêm rằng cách tra tấn kiểu như thế "vẫn chưa đủ khắc nghiệt".
Theo Trump, tra tấn "lúc nào cũng phát huy tác dụng". Ngoài ra, ông sẽ không động đến nhà tù nổi tiếng nghiêm ngặt của Mỹ trên vịnh Guantanamo, Cuba, để tống thêm nhiều phạm nhân nữa vào đây.
Hạn chế hợp tác với Trung Quốc
Trump có một quan điểm cho rằng Mỹ đang bị các đối tác kinh doanh khai thác và ông sẽ đặc biệt dành cơn thịnh nộ của mình cho Trung Quốc.
Trong một lần trả lời phỏng vấn tờ New York Times, Trump cho hay ông có kế hoạch áp đặt mức thuế 45% đối với các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc.
Đồng minh đảo lộn
Trump hiện tỏ ra vô cùng thất vọng với những chi phí mà Mỹ phải chịu để duy trì hiện diện quân sự ở châu Âu cũng như những áp lực đang đặt nặng lên Washington khi giữ vai trò dẫn dắt Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
"Nước Đức ở đâu? Các quốc gia hàng đầu châu Âu khác ở đâu? Tôi không ngại giúp đỡ họ. Tôi không ngại đứng phía sau họ", Trump nói.
Ông cũng muốn Hàn Quốc hỗ trợ Mỹ nhiều hơn trong việc chi trả những phí tổn cần thiết để Washington tiếp tục bảo vệ Seoul.
"Chúng ta chẳng được lợi gì từ việc này. Tôi không bảo rằng chúng ta sẽ để điều gì đó không hay xảy ra với họ. Nhưng họ phải giúp chúng ta chứ", Trump nói. Thực tế, Mỹ hàng năm nhận từ Hàn Quốc 800 triệu USD để thực hiện hoạt động này, theo Politifact.
Tương lai khó đoán định
Donald Trump là ứng viên tổng thống có tính phân cực nhất tại Mỹ hiện nay. Vì vậy, cũng dễ hiểu khi giới chuyên gia bất đồng về những điều mà Trump nói sẽ đem đến cho Nhà Trắng, cây bút Jonathan Mann từ CNN nhận xét.
"Dưới sự lãnh đạo của Trump, chính sách đối ngoại Mỹ sẽ rất chắc chắn và chủ động. Nó sẽ giống với những năm tháng mà Reagan cầm quyền với nền hòa bình được xây dựng thông qua sức mạnh kinh tế và quân sự chứ không như Nhà Trắng hiện nay với sự do dự và những điểm yếu chết người", nhà kinh tế Peter Navarro từ Đại học California, Mỹ, đánh giá.
Nhưng theo ông Jamie Metzl, cựu quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ, "thế giới là một hệ sinh thái phức tạp và sự hiếu chiến mà Donald Trump thể hiện trong cuộc đua vào Nhà Trắng là cực kỳ đáng lo ngại".
Ngay cả khi trở thành tổng thống Mỹ, Trump cũng không thể tự ý quyết định mọi việc. Quốc hội và tòa án có quyền ngăn cản mọi chính sách của bất kỳ tổng thống nào. Bên cạnh đó, các nhà hoạt động, ngành công nghiệp và vô số nhóm lợi ích khác nhau đều có tiếng nói của riêng mình. Áp lực từ công chúng là một trong những yếu tố tiên quyết ảnh hưởng tới các chính sách của Mỹ trên toàn cầu.
Đặt danh hiệu "tỷ phú" cùng những chương trình truyền hình thực tế mà Donald Trump là nhân vật chính sang một bên, các phẩm chất của ứng viên tổng thống này vẫn chưa được kiểm tra thấu đáo. Với các bất ngờ mà Trump tạo ra những tháng gần đây, không ai đủ khả năng để tiên liệu điều gì đang chờ chúng ta phía trước, Mann bình luận.
Ứng cử viên tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: AP
Liệu ông Donald Trump có thể lên làm tổng thống Mỹ hay không đến giờ vẫn là câu hỏi còn bỏ ngỏ bởi cuộc chạy đua vào Nhà Trắng mới chỉ bắt đầu. Và cơ hội để "tỷ phú bạo miệng" trở thành tổng tư lệnh của nước Mỹ vẫn rộng mở. Vậy mọi chuyện sẽ ra sao nếu Donald Trump ngồi vào chiếc ghế quyền lực nhất thế giới này?
Trump là một doanh nhân thành công, một tỷ phú thành đạt nhờ phát triển bất động sản, một ngôi sao truyền hình thực tế và một tác giả của nhiều đầu sách bán chạy. Nhưng ông chưa bao giờ giữ một chức vụ nào trong chính quyền và không tỏ ra quá quan tâm đến chính sách đối ngoại, theo CNN.
"Tôi không cho rằng ông ấy có chiều sâu kiến thức về những vấn đề của quốc gia", Christopher Hill, cựu quan chức ngoại giao Mỹ, nhận xét. Trump "là một người rất bản năng và không hề dè dặt khi thể hiện những bản năng ấy".
Dù vậy, ông có lượng lớn người ủng hộ. Trump hôm 1/3 giành chiến thắng tại 6 cuộc bỏ phiếu sơ bộ và họp kín của đảng Cộng hòa tổ chức tại các bang Arkansas, Texas, Georgia, Virginia, Alabama, Tennessee, Massachusetts.
Giới quan sát nhận định ông Trump đa phần nhận được sự ủng hộ từ những người da trắng ôm mối giận dữ với vị tổng thống da màu đầu tiên của nước Mỹ. Họ lo sợ rằng mình sẽ phải nhường chỗ cho cộng đồng người thiểu số và di cư, đồng thời luyến tiếc về quá khứ vàng son của nước Mỹ.
Những người ủng hộ Donald Trump xuất thân từ đủ mọi tầng lớp, lứa tuổi, nghề nghiệp. Một cử tri nói rằng "thái độ của Trump cho thấy ông ấy dường như chẳng e ngại bất cứ điều gì".
Trump thề sẽ đấu tranh cho sức mạnh kinh tế và quyền lực quân sự của quốc gia "để khiến nước Mỹ tốt đẹp trở lại".
Mục tiêu của Trump rất rõ ràng. Ông muốn giành lấy sự chú ý từ những cử tri đang cảm thấy thất vọng và lo lắng về vị thế của Mỹ trên trường quốc tế bằng các tuyên ngôn gây sốc. Dù vậy, những việc Trump có thể làm có vẻ không được chắc chắn như những gì ông nói.
Dựng tường ngăn cách Mexico
Trọng tâm trong chiến dịch tranh cử của Trump là kế hoạch dựng một bức tường chắn dài ở biên giới Mỹ - Mexico nhằm ngăn chặn tình trạng nhập cư bất hợp pháp, tội phạm và nạn buôn bán ma túy. Trump khăng khăng cho rằng Mexico phải chịu mọi phí tổn. Song phát ngôn viên tổng thống Mexico tuyên bố không bao giờ có chuyện đó.
Dù nguồn kinh phí đến từ đâu đi chăng nữa thì kế hoạch trị giá hàng tỷ USD này cuối cùng cũng phải được Quốc hội Mỹ thông qua. Các nhà lập pháp ở Washington hiện không mấy mặn mà với đề xuất trên.
Nga - Mỹ xích lại gần nhau
Trump là người duy nhất trong các ứng viên chạy đua vào Nhà Trắng nói sẽ hoan nghênh việc Nga hỗ trợ quân sự Syria.
Tỷ phú từng nhiều lần lên tiếng ca ngợi Tổng thống Nga Vladimir Putin. Hồi cuối năm ngoái, Trump còn nhận xét "Tổng thống Putin là nhà lãnh đạo mạnh mẽ, đầy uy quyền. Ông ấy đại diện cho nước Nga và đã đem lại vinh quang cho đất nước mình".
Thái độ cũng như hành động của Trump cho thấy ông đang dành một tình cảm đặc biệt cho nước Nga. Vậy nên, nhiều chuyên gia nhận định nếu Trump thực sự lên làm tổng thống Mỹ, viễn cảnh Moscow và Washington xích lại gần nhau sẽ không phải là điều quá xa vời.
Mạnh tay với khủng bố
Trump từng thề sẽ "ném bom không ngừng nghỉ" để đánh bật Nhà nước Hồi giáo (IS) khỏi Iraq. Nhưng tại Syria, Trump lại nói sẽ nhường việc chống IS cho chính quyền Damascus.
Dưới sự lãnh đạo của Trump, Mỹ sẽ từ chối tiếp nhận người di cư từ Syria. Thay vào đó, ông đề xuất thiết lập một vùng an toàn bên trong Syria. Mỹ hỗ trợ nguồn tiền nhưng các quốc gia khác phải tham gia vào công cuộc xây dựng và bảo vệ nó.
Trump đồng thời tuyên bố sẽ áp dụng trở lại biện pháp thẩm vấn dùng hình thức tra tấn "trấn nước" vốn bị thế giới lên án mạnh mẽ. Ông không quên thêm rằng cách tra tấn kiểu như thế "vẫn chưa đủ khắc nghiệt".
Theo Trump, tra tấn "lúc nào cũng phát huy tác dụng". Ngoài ra, ông sẽ không động đến nhà tù nổi tiếng nghiêm ngặt của Mỹ trên vịnh Guantanamo, Cuba, để tống thêm nhiều phạm nhân nữa vào đây.
Hạn chế hợp tác với Trung Quốc
Trump có một quan điểm cho rằng Mỹ đang bị các đối tác kinh doanh khai thác và ông sẽ đặc biệt dành cơn thịnh nộ của mình cho Trung Quốc.
Trong một lần trả lời phỏng vấn tờ New York Times, Trump cho hay ông có kế hoạch áp đặt mức thuế 45% đối với các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc.
Đồng minh đảo lộn
Trump hiện tỏ ra vô cùng thất vọng với những chi phí mà Mỹ phải chịu để duy trì hiện diện quân sự ở châu Âu cũng như những áp lực đang đặt nặng lên Washington khi giữ vai trò dẫn dắt Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
"Nước Đức ở đâu? Các quốc gia hàng đầu châu Âu khác ở đâu? Tôi không ngại giúp đỡ họ. Tôi không ngại đứng phía sau họ", Trump nói.
Ông cũng muốn Hàn Quốc hỗ trợ Mỹ nhiều hơn trong việc chi trả những phí tổn cần thiết để Washington tiếp tục bảo vệ Seoul.
"Chúng ta chẳng được lợi gì từ việc này. Tôi không bảo rằng chúng ta sẽ để điều gì đó không hay xảy ra với họ. Nhưng họ phải giúp chúng ta chứ", Trump nói. Thực tế, Mỹ hàng năm nhận từ Hàn Quốc 800 triệu USD để thực hiện hoạt động này, theo Politifact.
Tương lai khó đoán định
Những người ủng hộ Donald Trump. Ảnh: BBC
"Dưới sự lãnh đạo của Trump, chính sách đối ngoại Mỹ sẽ rất chắc chắn và chủ động. Nó sẽ giống với những năm tháng mà Reagan cầm quyền với nền hòa bình được xây dựng thông qua sức mạnh kinh tế và quân sự chứ không như Nhà Trắng hiện nay với sự do dự và những điểm yếu chết người", nhà kinh tế Peter Navarro từ Đại học California, Mỹ, đánh giá.
Nhưng theo ông Jamie Metzl, cựu quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ, "thế giới là một hệ sinh thái phức tạp và sự hiếu chiến mà Donald Trump thể hiện trong cuộc đua vào Nhà Trắng là cực kỳ đáng lo ngại".
Ngay cả khi trở thành tổng thống Mỹ, Trump cũng không thể tự ý quyết định mọi việc. Quốc hội và tòa án có quyền ngăn cản mọi chính sách của bất kỳ tổng thống nào. Bên cạnh đó, các nhà hoạt động, ngành công nghiệp và vô số nhóm lợi ích khác nhau đều có tiếng nói của riêng mình. Áp lực từ công chúng là một trong những yếu tố tiên quyết ảnh hưởng tới các chính sách của Mỹ trên toàn cầu.
Đặt danh hiệu "tỷ phú" cùng những chương trình truyền hình thực tế mà Donald Trump là nhân vật chính sang một bên, các phẩm chất của ứng viên tổng thống này vẫn chưa được kiểm tra thấu đáo. Với các bất ngờ mà Trump tạo ra những tháng gần đây, không ai đủ khả năng để tiên liệu điều gì đang chờ chúng ta phía trước, Mann bình luận.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét